ThS.BS. Phạm Thị Hoàng Anh: Tăng thuế 5000đ/bao thuốc lá mới đủ mạnh

Chủ đề của hội nghị châu Á-Thái Bình Dương về Thuốc lá hay Sức khỏe năm nay là “ Kiểm soát thuốc lá để đạt các mục tiêu phát triển bền vững: Đảm bảo một thế hệ khỏe mạnh ”. Và một trong những mục tiêu của các nước châu Á-Thái Bình Dương là tăng thuế thuốc lá để giảm tỷ lệ hút thuốc, đặc biệt ở giới trẻ.

Chuyên gia ThS.BS. Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng HealthBridge Canada tại Việt Nam chia sẻ với bạn đọc báo Sức khỏe&Đời sống về vấn đề này.

Ths.BS. Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng HealthBridge Canada tại Việt Nam

ThS.BS. Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng HealthBridge Canada tại Việt Nam

1 triệu người tử vong vì bệnh tim do thuốc lá mỗi năm

“Choose Youth, Not Tobacco” (Chọn Tuổi trẻ-Không chọn Thuốc lá) là thông điệp mạnh mẽ nhất đưa ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Nhưng đây cũng là khu vực ẩn chứa nhiều cạm bẫy nhất đối với sức khỏe, đặc biệt là các căn bệnh như lao phổi, ung thư phổi, tim mạch,... do hút thuốc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, ở châu Á-Thái Bình Dương, có 1 triệu người tử vong vì bệnh tim do thuốc lá. Gần 1/4 dân số trong khu vực là “con nghiện” thuốc lá. Không chỉ hủy hoại bản thân mình, họ còn có thể gây bệnh cho cộng đồng “vô tội” bởi hít khói thuốc thụ động lâu dài cũng có thể là nguyên nhân gây đột quỵ, viêm xoang, ung thư phổi, bệnh tim, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Bào thai hít phải khói thuốc dễ mắc các bệnh đường thở, hỏng chức năng phổi (theo tài liệu Road to 100% Smoke-Free in Indonesia của WHO).

Ảnh hưởng của hít khói thuốc thụ động tới cơ thể: Ở người lớn: gây đột quỵ và viêm xoang, ung thư phổi, bệnh tim ở người lớn, giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ; ở trẻ em: gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hỏng chức năng phổi, bệnh đường hô hấp,.... (Nguồn: Road to 100% Smoke-Free Indonesia, WHO)

Ảnh hưởng của hít khói thuốc thụ động tới cơ thể: Ở người lớn: gây đột quỵ và viêm xoang, ung thư phổi, bệnh tim ở người lớn, giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ; ở trẻ em: gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hỏng chức năng phổi, bệnh đường hô hấp,.... (Nguồn: Road to 100% Smoke-Free Indonesia, WHO)

Tăng thuế thuốc lá để cứu thế hệ trẻ

Ngoài thực thi môi trường không khói thuốc ở nơi công cộng, tuyên truyền lối sống lành mạnh, thì đánh thuế thuốc lá cao cũng là một biện pháp hữu hiệu đã được nhiều nước thực hiện. Top 3 nước đi đầu trong khu vực về đánh thuế thuốc lá là Singapore, New Zealand và Australia. Các nước này áp dụng mức thuế rất cao, Singapore là 8 USD/bao, Australia là 18 đô la Úc/bao bởi nếu giá thuốc lá cao, người dân sẽ phải hãm sức mua, đặc biệt là thanh thiếu niên còn phụ thuộc vào bố mẹ về mặt kinh tế sẽ không dám hút thuốc sớm. Ở Singapore, cầm điếu thuốc nơi công cộng là bạn có thể bị phạt ngay. Philippines hiện giờ cũng rất quyết tâm với điều chỉnh mức tăng thuế hàng năm theo lạm phát. Nhiều bang tại Mỹ cũng áp dụng mức thuế rất cao và kết quả là tỷ lệ mắc ung thư phổi ở Mỹ đã giảm rõ rệt. Ngược lại, Indonesia là nước đông dân, theo lời Bộ trưởng Y tế Indonesia cho hay là nơi mà “thuốc lá còn rẻ hơn cả nước uống”, trẻ em có thể mua lẻ từng điếu thuốc ngay ngoài cổng trường, 1/3 trẻ em tập hút thuốc từ năm 13 tuổi, thì cả tương lai đất nước sẽ đi về đâu?

Thuốc lá gây ra những căn bệnh “vô phương cứu chữa”, những căn bệnh được coi là của “người giàu” với chi phí vô cùng tốn kém mà thực tế là toàn người nghèo mắc phải như ung thư, tim mạch, vô sinh, dị dạng thai nhi,.... Và nguy hiểm hơn, trong thuốc lá chứa nicotine là chất gây nghiện mà một khi đã thử rồi, bạn sẽ rơi vào vòng xoáy không lối thoát. Chính vì thế mà nhiều nước giàu có trên thế giới đã phải mạnh tay với mặt hàng chẳng có lợi ích gì đối với người dân này. Na Uy, Đan Mạch đánh thuế thuốc lá rất cao và trên thực tế, buôn lậu thuốc lá ở các nước Bắc Âu không vì thế mà tăng, bởi họ quản lý buôn lậu tốt.

Vì một thế giới không khói thuốc

Vì một thế giới không khói thuốc

Mức tăng thuế thuốc lá thế nào là phù hợp với Việt Nam?

Bài học về tăng thuế nhỏ giọt mà không tính đến mức tăng thu nhập của người dân và tỷ lệ lạm phát từng là viễn cảnh đã xảy ra ở Trung Quốc và Indonesia và cả ở Việt Nam.

Việc chỉ tăng thuế 1 lần rồi dừng là kết quả năm sau đó, sức mua thuốc lá và tỷ lệ hút thuốc lá lại gia tăng “chóng mặt”. Bởi tăng thuế mà không tính đến tăng thu nhập thì giống như uống kháng sinh, liều nhỏ thì miễn dịch. Khi thu nhập tăng cao hơn mức tăng giá thuốc lá thì sức mua vẫn tăng lên, và nếu cứ hút thì lại càng nghiện nặng hơn. Tiền ngày càng trượt giá, với mức thu nhập tăng thì càng dễ mua thuốc lá.

Thực tế ở Việt Nam, trong giai đoạn 2005 – 2016, mặc dù thuế thuốc lá đã được điều chỉnh 1 lần vào năm 2006 (từ ba mức 25%, 45%, 65% về 1 mức 55%), sau đó tăng 10% vào 2008 và tiếp tục tăng 5% vào 2016, nhưng trong khi thu nhập theo đầu người tăng gấp 4,7 lần thì giá thuốc lá chỉ tăng 2,2 lần (Số liệu Tổng cục thống kê và Báo cáo của WHO). Chính điều đó đã khiến cho tiêu dùng thuốc lá chỉ giảm vào năm tăng thuế sau đó tăng ngay trở lại. Đó là bài học cho thấy việc tăng thuế nhỏ giọt không có tác dụng và không kìm hãm được sức mua thuốc lá.

600 nghìn người vô tội tử vong mỗi năm do hít khói thuốc thụ động mỗi năm trên thế giới, 64% là phụ nữ và 28% là trẻ em

600 nghìn người vô tội tử vong mỗi năm do hít khói thuốc thụ động mỗi năm trên thế giới, 64% là phụ nữ và 28% là trẻ em

Nếu đánh thuế cao hẳn như mức của Australia (ở Australia, giá một bao thuốc lá tính ra tiền dịch thuật đà nẵng Việt lên tới gần 400.000đ, trong đó 288.000đ/bao là tiền thuế) thì hẳn người dân sẽ rất dễ bỏ thuốc lá và nhiều căn bệnh mạn tính sẽ “rũ áo ra đi”. Một ví dụ đáng ca ngợi trong khu vực ASEAN là Philippines, nước này đã tăng thuế thuốc lá mạnh và liên tục trong một thời gian và sau đó, mỗi năm lại tăng thuế 4% (trượt giá của họ chưa đến 4%). Người khởi xướng ra chính sách thuế ở nước này sau đó đã trở thành chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Còn ở Việt Nam, hiện Bộ Tài chính theo dự thảo đề nghị tăng 1000 đồng/bao thuốc vào thuế suất hiện nay. Mức thuế này (dù tăng là rất tốt) vẫn chưa đủ “nặng ký” để hãm sức mua. Phải tăng lên mức 2000đ/bao thì mới góp phần giảm sức mua và giảm tỷ lệ hút thuốc. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu quốc gia đề ra về giảm tỷ lệ hút thuốc thì mức thuế thuốc lá 5000đ/bao mới là lý tưởng nhất.

Nếu tính đến tương lai của một thế hệ khỏe mạnh sẽ góp phần xây dựng đất nước sau này, ta có thể nhìn thấy một nan đề. Chi phí chi riêng cho 5 căn bệnh thôi (trong số 25 căn bệnh) liên quan đến thuốc lá đã là 25 nghìn tỷ đồng/năm. Trong khi đó, doanh thu từ thuế thuốc lá chỉ có 17 nghìn tỷ đồng. 25 nghìn tỷ đồng đấy chỉ là phần rất nhỏ trong số chi phí y tế liên quan đến thuốc lá. Phần chi từ Nhà nước và BHYT chiếm 45%, còn lại là từ túi tiền của người dân. Hút thuốc rút ngắn tuổi thọ của người dân, và rút ngắn cơ hội của họ đóng góp cho GDP của đất nước.

Bích Vân (ghi)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VĂN PHÒNG DỊCH THUẬT TIẾNG NHẬT TẠI QUẢNG TRỊ

Dịch vụ dịch thuật tại Quảng Trị

Trai đẹp 17 tuổi xuất chúng giữa đại dịch: Tự làm website chống Covid-19 siêu hot, không thèm nhận 200 tỷ tiền quảng cáo