U nang buồng trứng có trở thành ung thư?
Các loại u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là ở trên bề mặt hoặc bên trong buồng trứng chứa tập hợp những tế bào và túi chứa dịch nhày. Nhiều chị em không nhận biết được tình trạng u của mình do triệu chứng u nang buồng trứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.
U nang buồng trứng được chia làm 2 loại: u lành và u ác tính. U nang buồng trứng lành tính (chiếm đa số các trường hợp) cũng chia ra làm nhiều loại khác nhau, u nang buồng trứng dạng lạc nội tử cung thường do tế bào nội mạc tử cung dính vào buồng trứng tạo thành khối u hoặc các u bì, u nhầy, u quái buồng trứng hay các u nang thành dịch. Các loại u này sẽ có triệu chứng bị đau khi có viêm hoặc bị xoắn. U nang buồng trứng ác tính (ung thư buồng trứng) thường diễn biến rất cấp tính. Phần lớn các tế bào ung thư đều phát triển từ tế bào bình thường nhưng khi trở thành tế bào ung thư, chúng có sự khác biệt.
U nang buồng trứng dù lành tính hay ác tính nếu điều trị muộn đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Trường hợp u lành tính, điều trị muộn cũng có nguy cơ gặp những biến chứng nhất định. Ví dụ khối u có thể bị xoắn hoặc bán xoắn, khối u bị vỡ, xuất huyết sẽ tạo ra những triệu chứng cấp tính như đau bụng quặn theo cơn, chảy máu trong ổ bụng phải mổ cấp cứu. U nang buồng trứng dạng lạc nội bào tử cung có thể dẫn tới viêm dính phần phụ, viêm dính tiểu khung và gây ra vô sinh. Vì vậy, khi phát hiện u nang buồng trứng thì chị em nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị sớm.
Buồng trứng bình thường (trái) và buồng trứng bị u nang (phải).
Cảnh báo sớm về ung thư buồng trứng
Trong số những bệnh ung thư ở nữ giới, ung thư buồng trứng nằm trong nhóm những bệnh phổ biến và gây tử vong hàng đầu. Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những chị em thừa cân, béo phì hoặc chưa từng sinh đẻ và những trường hợp có người thân bị bệnh... sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng gồm:
Thường xuyên đau lưng: Đây là triệu chứng tiền kinh nguyệt mà rất nhiều nữ giới gặp phải. Dấu hiệu này cũng đáng cẩn trọng với căn bệnh ung thư buồng trứng.
Đau bụng dưới hoặc vùng chậu: Hiện tượng đau bụng dưới có thể là do sự co bóp cổ tử cung gây ra. Phụ nữ độ tuổi sinh sản khi thấy đau bụng dưới thường xuyên thì không nên chủ quan. Nếu cơn đau này xuất hiện trong khi bạn không có kinh, nó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Nhiều trường hợp đau bụng dưới sau khi tiến hành siêu âm thì phát hiện ra mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Đầy hơi, buồn nôn và nôn: là triệu chứng của những bệnh đặc trưng về tiêu hóa. Nhưng cảm giác đầy hơi liên tục hằng ngày thì nên cảnh giác với những tế bào ác tính ở buồng trứng. Dấu hiệu đầy hơi, buồn nôn thường nhầm lẫn triệu chứng bệnh về tiêu hóa dẫn đến khối u có thể phát triển nhanh và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Đi tiểu liên tục: Hiện tượng rối loạn tiểu tiện có thể do nhiều yếu tố và có thể do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm những vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, các triệu chứng của đường huyết cao nhưng cũng là biểu hiện của bệnh về buồng trứng.
Đau khi “yêu”: Rất nhiều trường hợp cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau khi quan hệ tình dục và thường xuyên có nhu cầu tiểu gấp do những áp lực lên vùng xương chậu. Mức độ đau càng cao thì bệnh ung thư buồng trứng có thể đang phát triển ở giai đoạn nặng.
Mệt mỏi: Khó thở, buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, cơ thể luôn mệt mỏi chính là những biểu hiện do tế bào ung thư đang tiến triển. Nếu bạn liên tục uể oải, mệt mỏi mặc dù không làm việc quá sức có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư nói chung, trong đó có ung thư buồng trứng.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh bất thường hay còn gọi là chứng rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có liên quan đến buồng trứng.
Các biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể phòng tránh được bằng cách nâng cao sức khỏe và có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa u nang buồng trứng: Hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Thay vào đó, ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, hydrocacbon, cenlulose... Đồng thời, uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi dịch thuật đà nẵng ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng hay stress trong công việc, làm việc điều độ kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường thể lực bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước các loại bệnh tật.
Khám phụ khoa định kỳ phát hiện những dấu hiệu bất thường để phòng ngừa u nang buồng trứng. Thời gian khám phụ khoa định kỳ phù hợp nhất là từ 4-6 tháng/1 lần.
BS. SONG NHI
Nhận xét
Đăng nhận xét