Nhìn thấu những con số mà Huawei đưa ra khi phát động chiến tranh tổng lực với Google
Khi buộc phải ra mắt mẫu đầu bảng đầu tiên không có Google Mobile Services (bộ lõi Android đi kèm các ứng dụng như Chrome, YouTube, Gmail…), Huawei đã chọn cách đối đầu trực diện với Google. Trong khuôn khổ sự kiện Mate 30 series, gã khổng lồ Trung Quốc tuyên bố sẽ bỏ ra 1 tỷ USD để thu hút các nhà phát triển về với hệ sinh thái Huawei Mobile Services do hãng này tạo ra để thay thế GMS. Ngay từ bây giờ, Huawei đã có khối lượng người dùng lên tới 570 triệu người dùng cho HMS, bao gồm 390 triệu người dùng chợ ứng dụng App Gallery.
Đáng kinh ngạc hơn, Huawei còn khẳng định Mate 30 sẽ bán được 20 triệu chiếc, tức là thậm chí sẽ tăng trưởng chứ không suy giảm so với Mate 20 và P30. Quyết định KHÓA bootloader (để khiến người dùng gặp thêm khó khăn khi cố cài Google Services vào Mate 30) cho thấy hãng smartphone số 1 Trung Quốc muốn chứng minh rằng, không có Google thì Huawei vẫn sống tốt.
Huawei không phải kẻ đầu tiên mang tham vọng tạo hệ sinh thái Android riêng để đối đầu Google.
Trước Huawei, ít nhất có Samsung, Microsoft và nhiều hãng khác đã cố tạo ra hệ sinh thái Android riêng và rồi thất bại. Tại sao Huawei lại dám lớn tiếng tới vậy?
Vì sao Huawei dám kiên cường
Không khó để nhìn ra điểm khác biệt lớn nhất giữa Samsung, Microsoft và Huawei: chỉ có duy nhất Huawei là công ty Trung Quốc. Quá nửa doanh số của Huawei đến từ Trung Quốc. Huawei cũng đã dẫn đầu tại Trung Quốc trong vòng nhiều năm, và việc tính số lượng người dùng hệ sinh thái phần mềm Huawei lên tới hàng trăm triệu cũng là không có gì khó hiểu. Quê nhà là lý do Huawei có những con số "khủng" để đem ra "dằn mặt" Google.
Mà Google thì lại bị cấm tại Trung Quốc – Android-của-Google chưa bao giờ có mặt ở Trung Quốc cả. Kết quả là tuy có thiệt hại nhưng Huawei vẫn không bị ảnh hưởng trên thị trường đang đóng vai trò là nguồn sống cốt lõi. Thậm chí, lệnh cấm của tổng thống Trump đã tạo ra một hiệu ứng đặc biệt: biến Huawei trở thành biểu tượng trong trái tim người Trung Quốc, nhờ đó kích thích doanh thu. Trong quý 2/2019, 62% doanh thu Huawei đến từ Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 52% cùng kỳ 2018. Tính cả 6 tháng đầu năm, Trung Quốc góp 58% tổng doanh thu cho Huawei – cùng kỳ năm ngoái là 52%.
Không cần có Google, Huawei vẫn hùng mạnh nhờ kinh doanh tốt tại quê nhà.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung vẫn đang nóng lên từng ngày. Sự ủng hộ dành cho Huawei tại quê nhà sẽ càng gia tăng, và chắc chắn đây sẽ khoai deo hải ninh là thị trường đóng góp phần lớn cho con số 20 triệu mẫu Mate 30 mà Huawei đang nhắm tới. Chưa kể, các dòng "đầu bảng" của Huawei thực chất đã luôn có phiên bản Lite nằm gọn trong phân khúc trung cấp. Bán ra một chiếc smartphone vừa có giá hời, vừa tận dụng tâm lý mạng xã hội trong thời buổi chiến tranh thương mại lên cao, không khó để nhìn ra vì sao Huawei dám hy vọng Mate 20 phá kỷ lục.
Nói một cách đơn giản, lệnh cấm của tổng thống Trump khiến cho những miếng bánh nhỏ bị nhỏ đi, nhưng những miếng bánh lớn lại lớn lên. Bằng cách đó, Huawei vẫn có thể tuyên bố những con số như thể Google không có mấy ý nghĩa với doanh số Huawei vậy.
Rồi vẫn sẽ đau
Đáng tiếc cho Huawei, sự thật vẫn là không thể lấp liếm: nếu không bị cấm, Huawei đã có thể bành trướng tại Trung Quốc và thị trường quốc tế. Bị cấm hợp tác với Google, Huawei nay chỉ có thể bành trướng tại quê nhà. Các thị trường quốc tế coi như mất vào tay Samsung và cả các hãng Trung Quốc khác.
Mất Google, Huawei bị trói vào một thị trường càng ngày càng suy giảm, và càng ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Tương lai của Huawei không hề tươi sáng khi thị trường Trung Quốc đã bão hòa. Huawei có thể tăng ngắn hạn, nhưng phụ thuộc quá lâu vào Trung Quốc cũng có nghĩa rằng càng ngày doanh số Huawei sẽ càng suy giảm. Các hãng Trung Quốc khác đối phó với tình cảnh này bằng cách đẩy mạnh phát triển tại Ấn Độ, Đông Nam Á hay châu Âu – cũng là các thị trường nay đã vuột khỏi tầm tay của Huawei.
Hiệu ứng mạng xã hội từ chiến tranh thương mại không rõ rồi sẽ duy trì được bao lâu. Tổng thống Trump còn ít nhất một năm tại vị. Sang tới năm sau, khó có thể đoán trước được rằng phần đông những người Trung Quốc đã mua P30 và Mate 30 để ủng hộ Huawei sẽ lại mua tiếp P40 và Mate 40. Cùng lúc, Xiaomi, OPPO và Vivo đều đang giương nanh vuốt. Các hãng này đang tiến hành đẩy mạnh đầu tư để nâng tầm smartphone cao cấp – OPPO và Vivo trong 2 năm qua đã có những dòng đầu bảng thực thụ (Reno, NEX), còn Xiaomi mới đây còn ra mắt chiếc Mi Mix Alpha có giá lên tới 2800 USD. Tháng 8 vừa qua, 3 hãng này thậm chí còn hợp tác để tạo ra một nền tảng cạnh tranh với iMessage của Apple. Huawei, dù là ông lớn còn lại trong "Big 4" của Đại Lục, lại bị cho ra rìa.
Huawei sẽ luôn còn thị trường Trung Quốc – và có thể là còn thị trường Nga (nơi Huawei vừa được cấp phép triển khai 5G). Những con số "khủng" vẫn sẽ còn đó. Nhưng sự thật vẫn vậy: chừng nào còn chưa có Google, Huawei còn bị trói chặt vào các thị trường cũ trong lúc chính các đồng hương đang được thoải mái vẫy vùng. Khi Huawei lùi xuống số 3, số 4 hay số 5, sức hấp dẫn của hệ sinh thái Huawei Mobile Services cũng sẽ dần dần biến mất. Huawei tuyệt nhiên không có cơ hội lật đổ Google trong tương lai.
Huawei làm sao có thể tạo ra hệ sinh thái cạnh tranh với Google khi chính các hãng lớn khác của Trung Quốc lại vẫn đang thuộc về hệ sinh thái của Google?
Mọi thứ rồi sẽ quay trở lại như ban đầu: mới chỉ năm ngoái thôi, Huawei đâu đã cần có Android của riêng. Huawei chỉ thực sự cần có hệ điều hành của Google để bành trướng ra toàn cầu mà thôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét